Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em và dấu hiệu nhận biết
Táo bón là bệnh lý rất hay gặp ở trẻ em hiện nay, điều này khiến cho nhiều phụ huynh lo lắng, một trong những lý do làm trẻ chậm lớn. Nếu táo bón kéo dài bé sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ tiêu hóa và việc điều trị trở nên khó khăn.
Táo bón ở trẻ em là gì?
Táo bón là tình trạng trẻ đi đại tiện ít phân, phân khô và rắn, hoặc rất lâu sau bé mới có lần đi ngoài tiếp theo. Đối với trẻ số lần đại tiện mỗi ngày khác nhau theo từng lứa tuổi.
Táo bón là tình trạng trẻ đi đại tiện ít phân, phân rắn và khô, hoặc rất lâu sau bé mới có lần đi ngoài tiếp theo. Trẻ em sẽ có số lần đại tiện hàng ngày tùy thuộc vào từng lứa tuổi.
●Đối với trẻ dưới 12 tháng: Trung bình số lần đại tiện là 2-3 lần một ngày, nhưng nếu trẻ chỉ đi 1 lần 1 ngày nhưng phân mềm dẻo, khối lượng bình thường thì vẫn không gọi là táo bón.
●Ngược lại, đối với ở trẻ lớn đi đại tiện 1 lần/ngày, có khi từ 2 đến 3 lần mỗi ngày nhưng phân rắn và ít thì vẫn gọi là táo bón.
Do đó, táo bón là tình trạng trẻ đi ngoài phân ít khô và rắn.
>>>Có thể bạn quan tâm: Những thực phẩm vàng trong 3 tháng đầu dành cho mẹ bầu
Nhận biết trẻ bị táo bón như thế nào?
●Chán ăn, ăn ít hơn bình thường
●Trẻ đi vệ sinh đau rát bởi vì việc phân cứng làm cho hậu môn của trẻ bị rách gây đau có thể chảy máu, trầm trọng hơn nữa là nếu bé sợ đau, bé sẽ tránh việc đi vệ sinh vô tình khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn
●Són phân không có kiểm soát: Một khi trẻ bị táo bón đồng nghĩa với việc dịch ruột sẽ ứ đọng xung quanh khối phân cứng gây tắc nghẽn. Trong trường hợp dịch ứ nhiều sẽ gây nên triệu chứng són phân lỏng, khiến trẻ bị táo bón nhiều, phân bón thường cứng.
●Bên cạnh đó bé bị táo bón cũng có thể bị đau bụng quanh rốn, thậm chí là tái đi tái lại nhiều lần
>>>Xem thêm: Mách mẹ thực đơn cho bé táo bón dễ đi ngoài
Nguyên nhân gây nên táo bón
Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bao gồm như sau:
●Không đủ lượng nước và chất xơ
Do bé uống quá nhiều nước ngọt, ít uống nước lọc và ăn ít hoa quả cũng như rau tươi.
●Không tập thể dục thể thao
Trẻ em lười vận động, chỉ quanh quẩn trong nhà chơi máy tính, xem tivi… khiến nhu động ruột bị “ì” lâu ngày gây ra táo bón.
●Sử dụng thuốc
Một số thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc giảm ho, điều trị tiêu chảy,... có thể gây tác dụng phụ làm phân trở nên khô rắn, khó di chuyển gây táo bón.
●Không cân bằng cảm xúc
Bé nhịn đại tiện vì sợ bẩn, sợ thối, hoặc do bé không dám xin phép cô giáo,... lâu dài dẫn đến táo bón hoặc có thể bé bị rối loạn cảm xúc do bầu không khí gia đình căng thẳng, cha mẹ ly hôn, có em bé mới,... cũng là nguyên nhân gây nên táo bón.
●Một số bệnh lý
Những căn bệnh liên quan đến đại trực tràng, hệ thần kinh, suy dinh dưỡng, thiếu máu,... khiến trương lực ruột bị giảm, làm bé bị táo bón.
●Nứt hậu môn
Nứt kẽ hậu môn khiến bé cả thấy đau đớn và khó khăn mỗi khi đi ngoài. Trẻ sẽ nhịn đi ngoài làm tình trạng táo bón trở nên trầm trọng.
Khi nhận thấy bé có những dấu hiệu táo bón, phụ huynh hãy nhanh chóng tìm ra hướng khắc phục hoặc đưa bé thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời. Đồng thời, bố mẹ hãy tăng cường cho bé bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ, khuyến khích bé thường xuyên vận động để hạn chế tình trạng táo bón.
>>>Nguồn tham khảo: https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/chien-dau-voi-tao-bon
>>>Xem thêm:
https://infogram.com/untitled-chart-1hxr4z50dnk74yo?live
https://themepalace.com/users/suachobe/